TẠI SAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LẠI QUAN TRỌNG?

Môi trường kinh tế phát triển tạo ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm soát chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có 6 lý do nổi bật để doanh nghiệp cân nhắc để việc kiểm định sản phẩm trở thành một phần quan trọng trong hoạt động chuỗi cung ứng.

Giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa

Khi tìm nguồn cung ứng, một số rủi ro phổ biến phải kể đến như nguyên vật liệu không đạt chuẩn, nhà máy gia công dưới tiêu chuẩn, sự chênh lệch về chất lượng giữa sản phẩm mẫu và thành phẩm sản xuất, hàng hóa bị lỗi. Kiểm định chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế, khách quan trước khi vận chuyển sản phẩm, do đó sẽ đảm bảo thành phẩm nhận được phù hợp với mong đợi và yêu cầu.

Tiết kiệm chi phí

Sẽ là sai lầm nếu như doanh nghiệp cho rằng sử dụng ngân sách cho đơn vị kiểm định thứ ba là lãng phí. Bất kì đơn vị nào từng trải nghiệm việc sản phẩm bị thu hồi, hoặc phải đền bù toàn bộ lô hàng sẽ hiểu rằng chi phí để kiểm định sản phẩm là một sự lựa chọn khôn ngoan. Sử dụng một phần ngân sách để kiểm tra chất lượng ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian so với việc đền bù thiệt hại.

Tiết kiệm thời gian

Thời gian là một nguồn lực quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tổn hao thời gian đồng nghĩa với việc lãng phí ngân sách và đánh mất cơ hội tiềm năng. Việc phải di chuyển đến địa điểm của nhà cung cấp và kiểm tra chất lượng hàng hóa thật sự sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Thay vào đó, việc sử dụng đơn vị kiểm định thứ ba sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian với một nguồn chi phí hợp lý.

Giám sát nhà cung cấp hiệu quả

Việc có kiểm định viên trong nhà máy sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nhà cung cấp hiệu quả hơn. Khi bị áp lực giám sát, chủ nhà máy sẽ tập trung và chú tâm hơn với những rủi ro có thể xảy ra. Điều này giúp giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi và sự cẩu thả trong công việc. Giám sát quy trình sản xuất là một yếu tố quan trọng, vì doanh nghiệp sẽ có khả năng can thiệp kịp thời đối với các vấn đề phát sinh không như ý. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi vấn đề xảy ra.

Năng lực thương lượng

Trong một số trường hợp, khi nhà cung cấp vượt quá mức khiếm khuyết có thể chấp nhận được, người mua sẽ đàm phán phương án giải quyết. Đôi khi họ phải đền toàn bộ lô hàng hoặc giảm giá sâu. Cho dù giải pháp là gì, việc có một cái nhìn toàn diện về chất lượng sản phẩm trước khi giao sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi vấn đề phát sinh.

Bảo vệ hình ảnh thương hiệu

Cung cấp sản phẩm chất lượng giúp tăng sự hài lòng, lòng trung thành và niềm tin của khách hàng. Nếu khách hàng hài lòng, họ sẽ nói tốt về thương hiệu của doanh nghiệp và điều này chắc chắn giúp đơn vị nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín. Tuy nhiên, để duy trì được điều này, sản phẩm của đơn vị phải đáp ứng hoặc vượt kỳ vọng về chất lượng. Có thể thấy, chất lượng sản phẩm chính là chìa khóa để duy trì và nâng cao hình ảnh thương hiệu.

Need More Information?

     

    * Required fields

    Facebook
    Twitter
    LinkedIn

    Latest Articles